Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2008

Tin vui: Nhà Tưởng niệm Tướng Nguyễn Sơn sẽ khánh thành trong tháng 10 này!

Theo nguồn tin gia đình, tại thôn Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm do "điều kiện lịch sử" mà mảnh đất - nơi cụ Vũ Nguyên Bác (Nguyễn Sơn) cất tiếng chào đời - bị thay đổi chủ. Sau nhiều cuộc thương thảo và với trách nhiệm với người từng làm vẻ vang cho Tổ quốc và địa phương mà đầu năm nay, anh Ngọc (con trai thân chủ đang sinh sống trên phần đất ấy) xin đuợc hiến lại cho gia đình hơn 400m2 để xây dựng khu Tưởng niệm Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn-Hồng Thuỷ.


Để kịp triển khai đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tướng quân (1/10/1908-2008), hôm qua 22/4/08, dòng họ Vũ-Võ toàn quốc và các Mạnh Thường Quân đã nhóm họp. Ban vận động xây dựng Nhà Tưởng niệm đã được thành lập, trong đó có chị Thanh Hà, anh Nguyễn Cương và Việt Hằng. Trong buổi họp này, anh Ngọc đã thay mặt gia đình tiến 300 triệu cho dự án.
Xin giới thiệu mô hình quy họach Nhà tưởng niệm.

Thay mặt anh em Trường Trỗi xin chúc mừng đại gia đình!

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2008

Trao ấn kiếm cho Tướng Giáp

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm cụ Võ Nguyên Gíap được Hồ Chí Minh kí sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng, Hội Khoa học Lịch sử VN có ý định trao ấn kiếm cho ông.
Xin mời tham khảo!

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2008

Tâm sự của bạn Trỗi phương xa

Năm 1999, ông già tôi lên đường về cõi âm. Chưa hết đau buồn. Năm 2001, thằng con trai duy nhất của tôi, niềm hy vọng của cả gia tộc nhà tôi, lại qua mặt tôi, leo lên nóc tủ. Cảm thông với bạn, một lần nữa Thanh Minh cùng vợ hắn tỉ mỉ hướng dẫn tôi tìm đến điện cô Phương ở Hàm Rồng, Thanh Hóa, hỏi xem sự thể ra sao?
Tôi sinh ra ở Bồng Sơn, tỉnh Bình Định. Có lẽ như vậy đến giờ vẫn có mộng bế bồng? Quê tôi - cho đến lúc ấy - tôi vẫn đinh ninh mình là dân Hòa Đa, một vùng biển đầy nắng cát của tỉnh Bình Thuận. Cũng như anh em nhà Trỗi chúng ta, chẳng thằng nào tin bói toán và các trò mê tín dị đoan. Bàng hoàng vì gia cảnh lúc đó nên tôi quyết định ra Hàm Rồng. Tới nơi, tôi thấy có một điện thờ, có lư hương to nằm giữa sân, cách phòng làm việc của cô Phương 15m. Người khấn khứa đông đặc. Khấn xong ngồi chờ, lúc đó có quãng trăm người. Tôi cũng chưa hề biết mặt cô Phương ra sao (khi ấy cô đang làm việc trong căn phòng mà tôi đã kể). Trong lúc chờ đợi, tôi dặn mọi người trong nhà không chuyên trò để không ai hay biết chuyện trong nhà. Được một hồi lâu, bỗng có tiếng xướng: "Linh hồn của người tên Ba!". Cả nhà tôi bước vào phòng và nhận thấy một cô gái trẻ quãng 27 tuổi ngồi ở một góc chiếu. Vừa lúc đó cô Phương nói: "Thằng Kỳ ra điện thắp nhang kêu thằng Lân vô đây! Nó mới chết linh hồn chưa vững, đang đứng khóc ngoài kia". Đó đúng là cách nói thường ngày của ba tôi. Người miền Nam gọi hương là nhang, (mà anh em biết tôi nói tiếng Bắc rặc, làm sao cô Phương biết cha tôi là người Nam mà nói đúng như cái cách ba tôi nói chuyện với tôi lúc sinh thời?).
Khi tôi mang hàm đại úy, rồi giám đốc công ty, một số cộng sự thường gọi tôi là anh Kỳ, ông Kỳ. Ba tôi nói với các em tôi: Ai gọi thằng Kỳ là gì cũng được nhưng tao vẫn gọi nó là thằng Kỳ. Trong mắt ông, tôi bao giờ cũng là thằng con cưng của ông, dù làm thợ làm thầy cũng mặc. Nghĩ mình là gã đàn ông cuối cùng trong gia tộc, nhưng nhớ lời dặn của ba tôi, tôi hỏi: "Ba ơi! Con chỉ biết tới ông cố nội, trên nữa con có biết cụ nào nữa đâu mà lập gia phả?". Tôi bỗng ngẩn người khi nghe ba tôi nói (qua giọng cô Phương): "Con ạ, con phải về Nghệ An! Gốc gác nhà mình ở đó. Con về Nghệ An gặp một người là anh em nhành trên nhành dưới của nhà mình tên là Hồ Sĩ Phúc, đang còn sống. Gặp được ông Phúc, con sẽ tìm được gia phả". Sau đó tôi tìm gặp đươc ông Hồ Sĩ Phúc, được ông đưa đến nhà thờ tổ ở làng Quỳnh Đôi, Nghệ An. Trước điện thờ tổ họ Hồ có đôi câu đối của ông nội Bác Hồ, là cụ Hồ Sĩ Tạo, khi đậu Giải nguyên:
Trâm anh nhất phổ Quỳnh Đôi trụ
Hương hỏa thiên thu cổ nguyệt đường
Theo chiết tự chữ Hán: chữ Cổ đi với chữ Nguyệt là chữ Hồ; còn chữ Chí có chữ Sĩ đi với chữ Tâm mà thành. Bởi vậy tên của Bác là Hồ Chí Minh còn có thể hiểu đây là người Hồ Sĩ tâm sáng tựa mặt trăng mặt trời, đươc ghi trong gia phả họ Hồ Quỳnh Đôi.
Ba tôi còn nói: "Con nghĩ rằng lúc này con đã cùng kiệt? Cùng kiệt thật. Nhưng con còn có chỗ bấu víu. Hãy mau qua Tiệp. Qua đó sẽ có người giúp đỡ. Con sẽ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt làm lại từ đầu, phải làm những cái viêc nhọc nhằn mà từ xưa đến nay con chưa từng đụng tay. Nhớ đừng bao giờ chơi trò cá cược thể thao đang có ở bên đó, đội này thắng đội kia thua, chẳng khác gì người đánh cờ đáng bạc, lạc vào đó rồi còn khổ hơn nữa đấy con ạ!". Cô Phương và những người quanh đó lúc ấy chắc chắn không biết hoàn cảnh của tôi. Còn việc làm của tôi sau đó ở Tiệp thì anh em đã biết qua bài viết của Phú Hòa và bài "Nấu cháo" của tôi.

Hồ Qúy Kỳ k4

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2008

Tin họat động cuối tuần

1. Chiều thứ bảy 12/4/08, tại Viện Dinh dưỡng TW (Pasteur, HN) có cuộc trình diễn Phở Bắc Hà tại Montreal cho nghệ nhân Hồng Hải k4-k5 - từng sống ở Canada vừa hồi quốc - thực hiện. Vé đã bán hết từ tuần trứoc, nhưng vẫn có thể "mua chui" qua điện thọai 0913307992.

2. Giỗ đầu LS Lê Minh Tân tại 69/24 Nơ Trang Lơng, Bình Thạnh, TpHCM. Thời gian: 11g trưa chủ nhật 13/4/08.

3. Họp mặt thường niên TSQ Nguyễn Văn Trỗi k8 tại TpHCM. Địa điểm: JODEE BEER 198 Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận.Thời gian: 10g sáng chủ nhật 13/4/08.

4. Giao lưu CCB Học viện KTQS và TSQ Nguyễn Văn Trỗi tại chợ Bưởi, HN. Trưa chủ nhật 13/4. (Có tiệc thịt ngựa bạch chuyển từ vùng cao Yên Bái về).

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2008

Thông báo

Để mở rộng phục vụ việc Sáng tác, phóng tác... và lưu trữ các bài có tính chất văn hóa văn nghệ của các tác giả là nguyên là học sinh trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi. Tổng Quản Bạn Trỗi mở TRANG VĂN NGHỆ BẠN TRỖI tại địa chỉ sau: http://vannghetroi.blogspot.com
Xin mời anh em đón đọc những sáng tác của lính Trỗi!

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2008

Nét văn hóa mới


Không làm được việc nhớn thì chúng em làm việc nhỏ
"Lấn chiếm... lòng lề đừong... góp phần xây dựng... phố văn hóa".
Phát hiện mới về nét văn hóa đô thị đuợc tay máy Dương Minh chớp được vào sáng nay,ngay trước cửa nhà và sát phở Hương Râu.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2008

Văn Tiến Huấn bạn tôi

Vậy là Huấn xa chúng ta đã tròn 4 năm. Nhanh quá! Xin ghi lại mấy kỷ niệm với bạn.
Ông cụ nhà tôi rất thân với chú Dũng, bố Huấn, vì nhiều lẽ nhưng có 1 lẽ do cả 2 đều là “dân tu hành”. Cha tôi – dân Công giáo tòan tòng, còn chú Dũng – dân Phật giáo, từng cạo trọc đầu, đọc Kinh sau ngày vượt ngục Sơn La. Thời kì bí mật, 2 ông cùng trong Xứ úy Bắc Kỳ…

Cuối tháng 8/1975, sau kì thi tuyển đại học, mấy đứa Trỗi bọn tôi – Lê Chí Hoà, Hà Văn Công, Hà Huy Dũng, … và Văn Tiến Huấn - được phân về lớp Thông tin. Cánh lính cũ có các anh Phạm Văn Kỉnh, Nguyễn Văn Tam, Tuân “gái”, Hùng “min”… trước đã là lính kĩ thuật radar, đặc thiết ở sân bay Nội Bài, hay Quảng “phu” (Quảng Bình), Lộc (Yên Bái), Trần Hay, Đỗ Khôi, Phạm Vĩnh Thắng… từ đơn vị về. Cuộc sống lính không làm chúng tôi bỡ ngỡ, vì đã có 5 năm sống trong trường Thiếu sinh quân, điều mới lạ là phương pháp học tập trong trường đại học. Qua học kì 1, rồi học kì 2, mọi việc dần trở thành quen. Vì còn trẻ, mới 17-18, đang tuổi ham chơi hơn học, sẵn thông minh, chúng tôi đã nhóm thành một hội văn nghệ, thể thao.

Môn thể thao thích nhất là bóng đá. Vì đại đội nằm gần sân bóng trường, chiều nào, hết giờ là lại ôm bóng ra chia “gôn tôm” đá với nhau. Bộ môn Thể dục quân sự của trường có anh Sinh, anh Dũng, anh Lễ – bóng chuyền và chú Bùi Đức – nguyên thủ môn Thể công. Chú Đức trước là lính của cha mẹ tôi ở trường Lục quân VN, nay chú cháu gặp nhau, cảm thấy rất tâm đắc. Văn Huấn có chiều cao và chơi bóng chuyền từ hồi ở nhà, nên tham gia đội bóng chuyền đại đội.

Mấy ngày đầu sang chơi với hội khoá 4, đuợc nghe Toàn Thắng, Su Đại, Minh Đức chơi ba đàn ghi-ta và hát nhiều bài rất hay. Tôi, Văn Huấn và Chí Hoà cũng chơi ghi-ta từ khi còn ở trường Trỗi, nên cùng lập “bồ đàn khoá 5”. Tuị tôi phân công: Chí Hoà – solo, Huấn – rithmé, Quốc – bass. Cuối những năm 60, ban nhạc The Beattles, Shadows (Anh quốc) đang nổi tiếng với nhiều bài hay. Cứ chiều chiều, sau bữa cơm, ba đưá lại thủ tuí chiếc đài bán dẫn 2 pin hiệu Sony 2 band AM và FM, túc tắc cắt ruộng, sang đồi phiá bên kia doanh trại, nằm dưới những gốc bạch đàn, mở đài BBC nghe nhạc Beattles, Shadows. Thật là thơ mộng! (Cũng là làm liều, vì khi đó nghe đài BBC là điều cấm kị – đài địch mà, không phải ai cũng được phép!).

Nghe các chương trình ca nhạc của BBC để mà học. Thuộc giai điệu rồi, về nhà chép lại các hợp âm và chơi thử. Nào là Apachi, Tuyst Sông Hồng, nào La Plage,… Mỗi lần trong bọn có đưá được đi “tranh thủ” về Hà Nội, chúng tôi không quên nhờ mua dây đàn hay xin vài cặp pin tiểu (những thứ này hồi đó rất khan hiếm, chỉ có bán trong Mậu dịch quốc tế Bờ Hồ). Mỗi lần chúng tôi tập, thường là chiều tối, trước giờ đọc báo, anh em lại xúm tới nghe. Cũng oách ra phết!

Khi đại đội tổ chức biểu diễn văn nghệ, tụi tôi cũng tham gia, nhưng chỉ dùng một đàn để đệm cho tốp ca (ngày đó nhà trường chưa có ghi-ta điện). Riêng Đỗ Khôi được học se-lô và côn-trơ-bat từ bé nên đã tham gia vào đội văn nghệ nhà trường. Tuân “gái” chăm sóc chúng tôi như một bà chị. Vì ngày bé đã tham gia đội muá Cung Thiếu nhi nên tỏ ra có năng khiếu trong hoạt động văn nghệ quần chúng. Tuân hát bài “Việt Nam, trên đường chúng ta đi” thật hay.

Có 1 kỷ niệm khó quên là đêm 20 rạng 21/11/1970, khi đang say sưa ngủ, chợt nghe thấy tiếng nổ ầm ầm ở phiá Sơn Tây. Sớm hôm sau nghe tin bọn Mỹ dùng trực thăng và lính đặc nhiệm đổ bộ xuống trại bị giam Sơn Tây cứu giặc lái. Nhưng trại giam đã trống không tự bao giờ(!). Chúng vứt lại một xác trực thăng và rút.

Hết năm thứ 1, Văn Huấn chia tay đi học nước ngoài. Thế là ban nhạc thiếu một tay chơi rithmé. Năm đó, Chiến “thộn” (gốc học viên khoá 3) đúp xuống, biết tí chút về ghi-ta, thế là Chí Hoà “chèo kéo” vào chơi trong hội. Chiến người Tày, bảo sao nghe vậy, luôn làm chuẩn theo những gì đã học. Học văn hoá thì chậm, nhưng lại rất nhớ gam và rithmé của các bản nhạc, hắn nhanh chóng đảm đương được vị trí của Huấn bàn giao lại. Hè 2 năm sau, Huấn từ Ô-đét-xa về phép có mua tặng tôi cùng Hòa, Chiến huy hiệu hình đàn ghi-ta mạ vàng, gài được trên ngực áo. Có quà như thế là tự hào lắm! Huấn có tiền sinh họat của 2 năm gửi lại nhà nên rủ 3 chúng tôi ra Hồ Tây ăn bánh tôm. Vênh ra phết! Hắn cũng không ngờ Chiến đã thay thế xuất sắc.

Huấn tốt nghiệp sau bọn tôi. Khi về nước thì xuống F361 phòng không, rồi đi học chỉ huy, sau mới về Hàng không. Nhà Huấn Thủy có thời ở ngõ Tức Mạc, sau nhà tôi. Vậy mà ít có lúc gặp nhau, bận suốt.

Vào 1 ngày của tháng 4/2004, bất ngờ khi nghe tin Huấn bị xuất huyết phải cấp cứu vào Viện 108, rồi Duy Anh báo: bị lụt não sâu. Vài ngày sau bạn đi. Tiếc cho 1 con người tốt bụng, đa tài. Khi nhận mấy bài thơ cuối cùng của bạn, tôi quyết tâm đưa vào SRTKL tập 2. Như 1 nén tâm nhang tưởng nhớ đến bạn!